TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Since 1969)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» Làm áo đội bóng rẻ nhất Hà Nội, áo euro 2012 chỉ với 80.000đ/ 1 bộ
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeTue May 08, 2012 10:15 am by aoloptoi

» LÀM ÁO ĐỒNG PHỤC RẺ NHẤT HÀ NỘI
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeTue May 08, 2012 10:11 am by aoloptoi

» parkuol niem dam me moi cua gioi tre viet nam
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:04 pm by ManhComVP

» parkuol niem dam me moi cua gioi tre viet nam
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:04 pm by ManhComVP

» parkuol niem dam me moi cua gioi tre viet nam
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:03 pm by ManhComVP

» parkuol niem dam me moi
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:03 pm by ManhComVP

» parkuol niem dam me moi
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:01 pm by ManhComVP

» ko ai dieu hanh wap ne nua (Chan)
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:00 pm by ManhComVP

» chan qua chan
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeMon Apr 02, 2012 3:38 pm by ManhComVP

» Open chính thức MU Đẳng Cấp sẽ bắt đầu lúc 13h00 ngày 25/02/2012
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeWed Feb 22, 2012 2:21 pm by congaquay30

» chang koa' j' hi't ah'
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeFri Nov 04, 2011 8:05 am by duy_saco

» 2!chao moj ng ha!wed truong mjnh chan wa' vai
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeFri Nov 04, 2011 8:04 am by duy_saco

» Chang co Ai online ha? ^^! traC' KO OJT LAP NJCK ::Ngo^c'
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeFri Jul 29, 2011 2:24 pm by ManhComVP

» dung nhin tao dkm do dien
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:08 am by ManhComVP

» sac de0 viet dc blog
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 11:12 am by ManhComVP

» Thay Dep Thy Cho 1 Diem
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 11:10 am by ManhComVP

» Ha Ha Ha Dc
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 10:33 am by ManhComVP

» Nan? ChuA Em
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 10:29 am by ManhComVP

» oaoaoaoa qua la sac
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 10:27 am by ManhComVP

» Nguy Hiem Qua ^^
Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp I_icon_minitimeSun Mar 20, 2011 10:24 am by ManhComVP


Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp

Go down

Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp Empty Kỹ năng nghe giảng, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp

Bài gửi  *thuong^^_A6^0407* Mon May 25, 2009 5:41 pm

Muốn nắm vững và hiểu bài qua lời giảng của học sinh và giáo viên nhất thiết phải chú ý lắng nghe, thông hiểu và ghi chép bài trên lớp một cách nghiêm túc trên cơ sở thực hiện tốt các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nghe giảng
Chuẩn bị nghe giảng là đọc và nghiên cứu sơ bộ nội dung bài giảng, xác định nội dung nào cần tập trung nghe hiểu, nội dung nào cần ghi đầy đủ, nội dung nào cần ghi tóm tắt... Để chuẩn bị cho việc nghe giảng, người học nên thực hiện tốt các bước sau:
- Cần xem lại bài cũ để tiếp thu bài mới tốt hơn
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới. Đánh dấu những chỗ khó để khi nghe giảng sẽ tập trung nhiều hơn vào phần đó và có thể hỏi thêm GV
Bước 2: Nghe giảng trên lớp
- Cần nắm được logic của bài giảng, liên hệ đến kiến thức đã học để thấy được mối liên quan của các nội dung; vận dụng thêm vốn hiểu biết của mình để so sánh, đối chiếu nhằm hiểu bài ở mức độ sâu hơn.
- Cần có thái độ, cách nhìn độc lập với bài giảng: Đối với mỗi vấn đề không chỉ có một cách lý giải, một cách đánh giá. Khi nghe giảng nếu vấn đề gì chưa nhất trí, nên mạnh dạn đề xuất suy nghĩ của mình hoặc đánh dấu lại, ghi lại để sau này trao đỏi thêm với giảng viên. Như vậy, để có tính chủ động trong học tập, khi nghe giảng phải vừa nghe, vừa suy nghĩ.
- Để đặt được những câu hỏi tốt cần chú ý: Nghĩ trước các vấn đề sẽ hỏi, nếu có thể thì ghi ra giấy; Chuẩn bị các thuật ngữ, các từ chuyên môn; Đặt câu hỏi từ dễ đến khó
- Cần tránh những hành động vô tình khi nghe giảng như: Lơ đãng nhìn ra ngoài, cựa quậy cặp kính hay một vật dụng gì khác, xáo trộn giấy tờ...
Tóm lại: Muốn nghe giảng có hiệu quả, người học cần:
1. Hình dung lại điều đã biết về nội dung bài giảng trước khi nghe giảng
2. Tập trung vào mục đích chính
3. Xác định những điểm chủ chốt của bài giảng
4. Lắng nghe cái đang được nói hơn là cái muốn nghe
5. Nhạy bén với các thông tin không lời và thấy được các thông tin bổ ích
6. Không làm gián đoạn bài giảng bằng sự tranh luận, phê phán
7. Theo kịp bài giảng, không nấn ná với các điểm chưa rõ đã được nói trước đó
8. Kiểm soát các biểu hiện của cá nhân: lời nói, ánh mắt, nét mặt...
9. Biết cách đặt câu hỏi với những vấn đề chưa hiểu
10. Xem xét thông tin từ nhiều góc độ, cấp độ trước khi đưa ra ý kiến
11. Tuân thủ nguyên tắc: Nghe trước, đánh giá sau.
Bước 3: Ghi chép
- Sinh viên cần có cách ghi chép của riêng mình. Khi nghe giảng, cần gắn với việc phân tích, tổng hợp, lựa chọn được những kiến thức cần ghi chép. Ghi bài một cách ngắn gọn, chính xác bằng từ ngữ của chính mình.
- Nên gạch chân hoặc viết bằng mực khác những nội dung hay đề mục quan trọng. Những điều đó sẽ giúp sinh viên nhanh chóng nắm được ngay dàn bài, tiết kiệm được thời gian và công sức khi học bài.
- Mỗi một ý mới nên xuống dòng
- Nên sử dụng nhất quán các ký hiệu như chữ số La mã, chữ hoa, chữ Ả rập, các loại dấu, ký hiệu viết tắt để phân đoạn kết cấu bài giảng.
- Trong khi ghi chép vẫn phải đồng thời chú ý đầy đủ đến việc phân tích giảng giải của giảng viên ở những ý dung tiếp theo.
- Có kỹ xảo viết nhanh và biết sắp xếp vị trí các vấn đề, các phần trên một trang giấy sao cho sạch đẹp, khoa học và rõ ràng. Có thể thực hiện theo 2 cách sau:
+ Cách 1: Ngoài phần lề và tiêu đề phía trên, chia trang giấy thành 2 phần:

Cấu trúc bài giảng GV trình bày Bổ sung bài ghi trên lớp; Những điểm chưa rõ cần tìm hiểu thêm; Các câu hỏi nảy sinh trong QT nghe hoặc các câu hỏi cần hỏi; Những điểm quan trọng cần nhớ


+ Cách 2: Ngoài phần lề và tiêu đề phía trên, chia trang giấy thành 3 phần:
Cấu trúc bài giảng GV trình bày. Bổ sung bài ghi trên lớp; Những điểm chưa rõ cần tìm hiểu thêm; Các câu hỏi nảy sinh trong QT nghe hoặc các câu hỏi cần hỏi; Những điểm quan trọng cần nhớ. Những chỉ dẫn về tài liệu, những ý nghĩ riêng, những liên hệ với các môn học khác.



Cách ghi bài như trên sẽ giúp sinh viên sau khi xem lại bài ghi sẽ nhanh chóng nắm ngay được dàn bài, khi chỉnh lý lại bài ghi sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Bước 4: Xem lại và chỉnh lý bài ghi
Ở Đại học, bài giảng của giảng viên chỉ có tính chất hướng dẫn, gợi ý chứ không phải là sự trình bày hoàn chỉnh, trọn vẹn, toàn bộ một vấn đề. Vì vậy việc xem xét lại và hoàn chỉnh bài giảng sau khi nghe giảng là một việc làm tất yếu đối với sinh viên. Mục đích của việc xem lại bài:
- Bổ sung những điều không thể ghi chép ngay trong khi nghe giảng
- Khắc sâu thêm tri thức của giảng viên đã trình bày
- Mở rộng, đưa ra những cách lý giải, cách nhìn độc lập của mình về một vấn đề của bài giảng bằng cách đọc thêm sách báo tài liệu. Chính việc này sẽ góp phần giúp SV dần dần có thói quen học tập theo lối nghiên cứu.
Tóm lại: Muốn ghi chép bài hiệu quả, SV cần thực hiện tốt các việc sau:
+ Rèn khả năng ghi nhanh các thông tin từ bài giảng
+ Mỗi môn học có một vở ghi riêng
+ Không ghi chép cẩu thả nhưng cũng không quá cầu kỳ, chau chuốt sẽ ảnh hưởng đến việc nghe và suy nghĩ
+ Luyện cách dùng chữ viết tắt, ký hiệu thống nhất trong suốt quá trình ghi chép
+ Ghi rõ ràng, nhanh các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, ghi chú của hình vẽ
+ Để một phần trang giấy ghi những thắc mắc, suy nghĩ mới nảy sinh hoặc bổ sung thêm sau khi nghe giảng
+ Đề mục cần ghi to, rõ, có gạch chân, đánh dấu bằng mực màu để dễ nhận biết
+ Ghi theo cách hiểu từng vấn đề do giảng viên trình bày
+ Ghi chép vẫn phải đồng thời chú ý đến sự trình bày tiếp theo của giảng viên
+ Xem xét lại và hoàn chỉnh bài giảng sau khi nghe giảng

*thuong^^_A6^0407*

Tổng số bài gửi : 275
Age : 34
Registration date : 09/01/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết